Tư vấn giải đáp thắc mắc: Nhà có 2 cổng tốt hay xấu?

Mục lục

Cổng nhà là nơi để người nhà sử dụng, còn là nơi để khách khứa đến thăm nhà. Đặc biệt, đối với những căn biệt thự, cổng nhà vừa giúp tạo sự an toàn cho không gian sống, lại thể hiện sự bề thế, sang trọng. Ngoài ra cổng chính của mỗi ngôi nhà từ trước đến nay vẫn luôn được coi là quan trọng nhất theo phong thủy học dương trạch (nhà ở). Phần lớn các thiết kế nhà ở chỉ có 1 cổng. Nhưng cũng có trường hợp nhà có 2 cổng. Vậy không biết nhà có 2 cổng tốt hay xấu về mặt phong thủy? Hãy cùng Architec Việt tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

Vì sao lại xây nhà 2 cổng?

Thường mỗi nhà sẽ được thiết kế 1 cổng. Nhưng một số gia đình xây nhà 2 cổng do nhu cầu thực tiễn. Ví dụ như đối với những trường hợp nhà có sân vườn rộng, gia chủ sẽ bố trí 1 cổng chính và 1 cổng phụ ở bên cổng chính, hoặc mặt khác của biệt thự để đi thẳng vào gara hay cửa hậu của ngôi nhà. Hay diện tích nhà quá lớn, 2 mặt tiền của ngôi nhà tiếp xúc với đường lớn. Vì thế việc xây dựng nhà có 2 cổng sẽ mang lại rất nhiều sự tiện lợi.

Nhà có 2 cổng tốt hay xấu
Xây nhà 2 cổng mang lại nhiều tiện lợi cho gia chủ

Nhà có 2 cổng tốt hay xấu?

Mặc dù xây nhà 2 cổng sẽ mang lại nhiều tiện lợi cho gia đình. Tuy nhiên một trong những nhược điểm mà nhà 2 cổng mang lại đó là dễ xảy ra tình trạng đột nhập, trộm cắp hơn. Còn theo phong thủy, nhiều người cho rằng khi thiết kế nhà có 2 cổng thì tiền tài thu vào cổng trước sẽ đi ra cổng sau, gây ra thất thoát của cải trong gia đình, phúc khí vào nhà cũng khó giữ được. Dù như thế thì việc xây nhà 2 cổng cũng không quá ảnh hưởng xấu đến mọi người trong gia đình nếu bạn thiết kế nhà 2 cổng theo phong thủy.

Nhà 2 cổng nên thiết kế theo phong thủy
Thiết kế nhà 2 cổng theo phong thủy sẽ mang lại may mắn cho gia chủ

Cách mở 2 cổng cho nhà ở hợp phong thủy

Việc mở 2 cổng nhà hợp phong thủy sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ. Dưới đây là 2 cách mở cổng mà bạn có thể vận dụng:

Mở cổng theo bát trạch

Theo bát trạch thì chúng ta sẽ lựa chọn như sau:
– Gia chủ thuộc Đông Tứ Mệnh: Nên mở cổng theo hướng Bắc, Đông, Đông Nam hoặc Nam.
– Gia chủ thuộc Tây Tứ Mệnh: Mở cổng hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam hoặc Đông Bắc.

Mở cổng theo ngũ hành

Cách mở cổng theo ngũ hành sẽ phụ thuộc vào tuổi và mệnh của gia chủ. Theo đó sẽ biết được những hướng tốt, tránh các hướng xấu để mang lại vận khí tốt nhất cho gia đình. Ví dụ:

– Gia chủ mệnh Kim: Cổng nên mở theo hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc. Hai hướng thuộc hành Thổ tương sinh mệnh Kim.
– Gia chủ mệnh Mộc: Nên mở cổng theo hướng Bắc thuộc hành Thủy.
– Gia chủ mệnh Thủy: Cổng nên mở hướng Tây hoặc Tây Bắc.
– Gia chủ mệnh Hỏa: Tốt nhất là mở cổng hướng Đông hoặc Đông Nam thuộc hành Mộc.
– Gia chủ mệnh Thổ: Nên mở cổng theo hướng Nam thuộc hành Hỏa. Không nên mở cổng hướng Đông hay Đông Nam.

Một số kiêng kỵ khi làm cổng nhà

Tránh những điều kiêng kị khi thiết kế cổng nhà
Thiết kế cổng nhà nên tránh những điều kiêng kị

Cổng nhà đóng vai trò rất quan trọng của ngôi nhà. Toàn bộ khí muốn lưu chuyển vào căn nhà đều phải thông qua cổng và cửa chính. Vì vậy ngôi nhà tránh được xui xẻo, điềm rủi hay không, nhận được nhiều tài lộc, may mắn hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào cách thiết kế cổng nhà. Vì vậy trước khi xây dựng cổng, nhất là cổng chính bạn phải lưu ý để tránh một số điều kiêng kỵ như:

Cây to đối diện với cổng chính

Một trong những điều kiêng kị khi thiết kế cổng chính mà gia chủ cần tránh đó là để cây to, cột điện, hay vật nhọn đối diện với cửa chính. Điều này sẽ khiến các thành viên trong gia đình dễ gặp hỏa hoạn, hay mắc các bệnh về tim mạch. Nếu không thể thay đổi vị trí cổng chính thì nên tìm cách hóa giải như treo gương bát quái lồi, hoặc đặt 1 đôi sư tử đá ở cổng.

Cổng chính đối xung trực tiếp với con đường

Gia đình bạn tuyệt đối không nên xây cổng nhà đối xung trực tiếp với con đường chạy từ xa tới. Bởi vì độ dài và thẳng của con đường phía trước tỷ lệ thuận với mức độ nguy hiểm cho ngôi nhà bạn. Đầu tiên nó nguy hiểm bởi có thể dễ bị các phương tiện giao thông húc thẳng vào cổng.

Theo phong thủy, vị trí cổng nhà như thế này được xem là cực độc. Gia đình có thể gặp nhiều xui xẻo, có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng của mình. Chính vì thế tốt nhất không nên xây cổng nhà ở vị trí này.

Kích thước cổng chính như thế nào?

Thiết kế cổng chính phù hợp với diện tích nhà ở
Tùy theo diện tích của ngôi nhà mà có thể thiết kế cổng chính sao cho phù hợp nhất.

Đầu tiên, kích thước cửa chính phải được hài hòa với kích thước tổng thể của ngôi nhà. Không nên xây cổng chính cao hơn nhà bởi sẽ khiến con người có tâm kiêu ngạo, nạn tuyệt hậu cũng từ đó mà ra. Cũng không nên xây cổng quá nhỏ, không nên xây cổng quá rộng. Tốt nhất hãy trang trí cổng một cách đơn giản, không nên trang trí cổng bằng các hình thù kì dị.

Tham khảo bài viết:

Tùy thuộc vào sở thích và nhu cầu của từng gia chủ mà số lượng cổng nhà sẽ khác nhau. Tuy nhiên dù thiết kế bao nhiêu cổng cũng nên đảm bảo một số nguyên tắc để mang lại một cuộc sống thoải mái, bình an cho từng thành viên trong gia đình. Hi vọng với những thông tin hữu ích mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp các bạn có được phương án thiết kế cổng phù hợp nhất, rước nhiều vượng khí tài lộc vào nhà.

Rate this post