Mục lục
Một bộ hồ sơ thiết kế nhà ở trọn gói bao gồm các loại hồ sơ sau đây. Nếu thiếu một loại hồ sơ nào, gia chủ cần đề đạc đơn vị thiết kế bổ sung để hoàn thiện. Hồ sơ thiết kế nhà dân dụng bao gồm:
1. Thiết kế kiến trúc nhà dân dụng mới
Lập hồ sơ là bước thiết kế nhà dân dụng đầu tiên. Đây là bước quan trọng nhất trong việc thiết kế một ngôi nhà, nó chiếm từ 40% – 60% khối lượng công việc trong một bộ hồ sơ thiết kế. Bước này là bước các kiến trúc sư hiện thực hóa những yêu cầu của gia chủ lên bản vẽ thiết kế, đồng thời cùng gia chủ phân tích các thông tin và phân tích phong thủy thiết kế nhà đẹp mới.
Trong hồ sơ thiết kế kiến trúc nhà mới sẽ bao gồm mặt bằng tầng triệt (tầng hầm), lầu 1, lầu 2… sân thượng, mái công trình. Mặt bằng chính, mặt bằng đứng bên công trình, mặt cắt chi tiết công trình cũng như triển khai chi tết từng nhà vệ sinh, chi tiết cầu thang, lan can, ban công các tầng.
2. Hồ sơ thiết kế kết cấu
Thiết kế kết cấu là giai đoạn sau khi thiết kế nhà mới. Bước này các kiến trúc sư sẽ tập hợp các bộ phận được bố trí và liên kết để có thể chịu lực được, đảm bảo sự bền đẹp, ổn định của một công trình xây dựng nhà ở. Có rất nhiều loại kết cấu như: phân loại theo vật liệu, theo sơ đồ chịu lực, theo phương pháp thi công, theo nhiệm vụ trong công trình. Bước này không đòi hỏi tính sáng tạo nhưng cần sự chính xác và tỉ mỉ vì nó sẽ quyết định tuổi thọ công trình. Hồ sơ thiết kế kết cấu hay cong gọi là hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công.
Trong thiết kế kết cấu nhà phố hay nhà dân dụng sẽ gồm các phần mặt bằng định vị, bố trí cọc. Mặt bằng định vị lưới cột, mặt bằng móng, dầm móng, móng bó nên.
3. Hồ sơ thiết kế nội thất
Thiết kế kiến trúc hiện đại không chỉ là việc phân khúc chức năng các phòng, bố trí các phương tiện sinh hoạt mà quan trọng nữa là sự phối hợp hài hòa màu sắc, ánh sáng làm sao đem đến một kiến trúc đẹp mắt, tinh tế, thông thoáng, tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng. Do vậy, thiết kế nội thất nhà ở là một công tác tổng hợp của nghệ thuật, mỹ thuật và khoa học kỹ thuật.
4. Hồ sơ thiết kế điện, cấp thoát nước
Hồ sơ thiết kế điện, cấp thoát nước là một trong những phần quan trọng của công trình. Hồ sơ điện, cấp thoát phải được thiết kế tỉ mỉ, đúng kỹ thuật để khi đi vào sử dụng trơn tru, không thường xuyên hỏng hóc. Hồ sơ thiết kế điện nước nên in và chia thành 2 bộ. Một bộ gia chủ giữ và một bộ người giám sát giữ.
5. Hồ sơ in phối màu cảnh 3D
Hồ sơ in phối màu cảnh 3D là một phần trong bộ hồ sơ thiết kế nhà ở sẽ giúp cho gia chủ có cái nhìn cụ thể hơn về ngôi nhà sắp được thi công của mình.
Qua đây các bạn có thể biết được cần chuẩn bị những mẫu hồ sơ gì khi muốn thiết kế nhà dân dụng rồi nhé!