Mục lục
Hiện nay, thiết kế giếng trời đẹp được xem là một dạng kiến trúc nổi bật, độc đáo khi thiết kế nhà ở. Đặc biệt là với những ngôi nhà phố, nhà ống với diện tích nhỏ hẹp, không gian khiêm tốn thì thi công giếng trời là giải pháp hoàn hảo nhất. Giếng trời không chỉ giúp tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà mà còn có ảnh hưởng lớn tới phong thủy. Nếu như bố trí hợp lý sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ. Tuy nhiên, thiết kế giếng trời theo phong thủy không phải là chuyện đơn giản. Mời các bạn cùng Architec Việt tham khảo những mẫu giếng trời đẹp hợp phong thủy dưới đây để biết cách thiết kế và trang trí hợp lý nhất nhé.
Vai trò của giếng trời trong nhà phố
Giếng trời được xem là giải pháp lấy ánh sáng và gió tự nhiên hiệu quả cho ngôi nhà. Trong cả kiến trúc và phong thủy, ánh sáng và nguồn gió là những yếu tố có vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ chung cho cả ngôi nhà. Mà còn có tác động rất lớn tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày của mọi người. Đặc biệt là với may mắn, tài lộc của gia đình. Chính vì thế, với những ngôi nhà kém thông thoáng, bí bách như nhà phố, nhà ống,… Thì thiết kế giếng trời là ý tưởng sáng tạo và hiệu quả nhất giúp mang lại sự thoáng đãng, sáng sủa cho căn nhà.
Giếng trời đẹp giúp tạo nguồn không khí trong lành và điều hòa ánh sáng tự nhiên một cách hợp lý. Khiến cho không gian sống trở nên hài hòa và cân đối nhất. Đặc biệt, các khoảng thông tầng từ giếng trời còn mang đến sự gần gũi với thiên nhiên. Các luồng gió trên giếng trời giúp trao đổi không khí lưu thông từ bên trong và bên ngoài một cách đều đặn. Cũng nhờ có vậy mà khiến cho căn nhà luôn tràn ngập ánh sáng vào buổi sáng mà không cần sử dụng nguồn sáng nhân tạo từ đèn điện. Từ đó, gia đình sẽ tiết kiệm được một lượng điện năng lớn, giúp tiết kiệm một phần chi phí đáng kể.Góp phần có được một không gian sống lý tưởng, thoải mái và vô cùng mới mẻ.
Giếng trời trong phong thủy
Không chỉ có tác dụng lớn trong cuộc sống sinh hoạt của gia đình. Thiết kế giếng trời cũng mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong phong thủy. Trong đó, vị trí giếng trời có ảnh hưởng rất lớn đối với vượng khí của ngôi nhà cũng như vận mệnh của gia chủ. Chính vì thế mà khi bố trí giếng trời, gia chủ nên tham khảo và vận dụng khéo léo các quy luật ngũ hành để tạo sự hài hòa và cân bằng trong trường khí nội thất. Góp phần mang lại may mắn, tài lộc và sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Nhiều ngôi nhà có diện tích rộng lớn, thoáng đãng như biệt thự muốn thiết kế giếng trời để tạo điểm nhấn cho ngôi nhà cũng rất hợp lý. Tuy nhiên, khi xây dựng và thiết kế, gia chủ cần xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng để khoảng thông tầng không làm ảnh hưởng tới các không gian khác trong nhà. Đặc biệt là tránh phạm phải các điều tối kỵ trong phong thủy. Khiến cho bố cục ngôi nhà bị phá vỡ và chịu nhiều ảnh hưởng xấu.
Bố trí giếng trời đẹp theo phong thủy
Theo phong thủy, một giếng trời đẹp vừa tạo được không gian sống lý tưởng cho gia đình. Vừa đem tới nhiều vượng khí cũng như sức khỏe, tài vận tốt cho gia đình. Do vậy mà nếu như được thiết kế đúng cách, lựa chọn vị trí chính xác thì giếng trời sẽ mang lại sự cân bằng về trường khí nội thất. Từ đó hút nhiều tài lộc, phúc khí và vận tài tốt cho gia đình.
Vị trí đặt giếng trời
Giếng trời là nơi hút nhiều sinh khí, các nguồn năng lượng tốt cho ngôi nhà. Chính vì thế nên chọn các cung tốt để đặt giếng trời. Điển hình là cung tài lộc, thiên mạng,… Tuy nhiên, việc chọn hướng của giếng trời sẽ rất khó vì không xác định được hướng cụ thể. Một điểm cần lưu ý đó là kiêng kỵ hướng Bắc vì đây là hướng không hợp để bố trí giếng trời tại đây.
Theo quan niệm phong thủy, giếng trời nên đặt tại vị trí trung cung ngôi nhà. Đây cũng là nơi thích hợp nhất để đặt giếng trời. Vì vị trí trung tâm đại diện cho ngũ hành Thổ. Nó tạo sự cân bằng so với các ngũ hành khác theo nguyên tắc Hỏa thăng – Thủy giáng – Thổ bình hay Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung. Bên cạnh đó, đặt giếng trời tại cầu thang cũng là phương án hiệu quả để bố trí khoảng thông tầng. Cách này tuy không tạo được sự thông thoáng như giếng trời độc lập. Nhưng nếu đặt giếng trời tại nó thang có cửa trời dạng chéo, điều này đại diện cho Hỏa sinh Thổ nên khả năng luân chuyển nội khí vẫn được đảm bảo.
Trong trường hợp ngôi nhà có mặt bằng méo mó, không được vuông vắn,… Thì nên bố trí giếng trời tại các góc méo dạng hành Hỏa để tạo thành thế Hỏa sinh Thổ. Trả lại sự vuông vức cho không gian nội thất cho căn nhà.
Thiết kế giếng trời đẹp hợp phong thuỷ
Trước khi thiết kế giếng trời đẹp, gia chủ nên xác định phương hướng rõ ràng cho căn nhà. Từ đó nắm được đặc điểm điều kiện thời tiết mưa, nắng để lắp đặt mái che phù hợp. Điều này sẽ giúp cho căn nhà tránh được những ảnh hưởng không mong muốn khi mưa, nắng,… Tác động trực tiếp vào nhà.
Với kiểu giếng trời sau nhà, việc trang trí sân vườn, hòn non bộ và các vấn đề về tường, nền nhà,… Cần phải tính toán kỹ để tránh thấm dột, đảm bảo hiệu quả sử dụng cho gia đình.
Trang trí giếng trời đẹp hút nhiều may mắn, tài lộc
Để giảm bớt sự đơn điệu, nhàm chán cho không gian ngôi nhà. Bạn hoàn toàn có thể biến không gian giếng trời trở nên sinh động và cuốn hút hơn bao giờ hết với nhiều cách trang trí sáng tạo, khéo léo. Dưới đây là một số cách trang trí giếng trời đơn giản mà hiệu quả. Góp phần tăng nét đẹp mỹ quan, tinh tế cho không gian sống của gia đình.
Thiết kế tiểu cảnh cho giếng trời
Kết hợp giếng trời với trang trí tiểu cảnh phía dưới là cách được nhiều gia đình sử dụng. Không chỉ tạo nên hiệu ứng thẩm mỹ cho không gian sống, tiểu cảnh còn có tác dụng kích hoạt các luồng sinh khí thu được từ giếng trời rất tốt. Nếu như không thể đặt giếng trời tại trung tâm thì nên đặt tại những cung khác để mang lại phong thủy tốt hơn cho ngôi nhà.
Hồ nước đặt trong giếng trời sẽ khiến cho không gian trở nên mát mẻ, thông thoáng hơn. Giếng trời có nước chảy từ trên tường kết hợp với ánh sáng sẽ mang đến sức quyến rũ khó cưỡng cho căn nhà.
Trang trí giếng trời theo từng khu vực chức năng
Nếu như bố trí giếng trời đẹp trong phòng ăn thì nên sử dụng cây cảnh, suối nước để trang trí. Vì phòng ăn thuộc tính Mộc, giếng trời tượng trưng cho hành Thủy. Trong phong thủy, Mộc và Thủy có quan hệ tương sinh. Hai ngũ hành này kết hợp sẽ bổ sung và hỗ trợ tốt cho nhau. Giếng trời trong phòng bếp nên bố trí theo dạng ống, thẳng đứng để tạo thành Mộc sinh Hỏa. Ngoài ra trên đỉnh nên thiết kế mái che.
Thiết kế giếng trời trong phòng ngủ nên bài trí thiên về tính Thủy. Điều này sẽ tạo sự cân bằng, hài hòa cho trường khí. Gia chủ nên trang trí nhẹ nhàng với các gam màu tươi sáng để mang đến các nguồn năng lượng tốt cho mọi người. Ngoài ra, nên sử dụng các vật liệu thuộc tính Thổ, Mộc hoặc Thủy để tạo sự gần gũi với thiên nhiên. Tạo nên điểm nhấn vừa đủ và vẫn cuốn hút cho không gian nghỉ ngơi của gia đình.
Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết về phong thủy cho nhà ở tại đây:
- Gia đình an khang, thịnh vượng nhờ bố trí phòng khách theo phong thủy
- Top 5 ý tưởng trang trí gầm cầu thang phòng khách đẹp miễn chê