Những ưu nhược điểm của gạch bê tông khí chưng áp không thể bỏ qua

Mục lục

Gạch bê tông khí chưng áp (gạch ACC) là một trong những dòng vật liệu xây dựng được ưa chuộng nhất hiện nay sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật. Đây là một dạng của gạch không nung sử dụng nhằm giảm tải trọng phần móng cũng như các chi phí xây dựng khác cho công trình. Tuy đã có lịch sử phát triển gần 100 năm tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là châu Âu, Mỹ la – tinh. Nhưng tại Việt Nam, loại gạch này chỉ mới được biết đến và yêu thích trong một vài năm trở lại đây. Vậy gạch bê tông khí chưng áp là gì? Ưu nhược điểm của nó ra sao? Hãy cùng Architec Việt tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu gạch bê tông khí chưng áp là gì?

Gạch bê tông khí chưng áp được biết đến như loại vật liệu xây dựng chất lượng cao. Sản phẩm được sản xuất từ cát, đá mạt nghiền mịn kết hợp cùng xi măng, vôi, thạch cao, hợp chất nhôm và nước. Bên cạnh đó, đây còn là dạng gạch không nung, siêu nhẹ bởi thể tích không khí chiếm đến 80%, vì thế có thể nổi trên mặt nước.

Loại gạch không nung này thường sử dụng để làm các cấu kiện nhờ khả năng cách nhiệt, cách âm, chịu lửa, chống thấm… Bê tông khí chưng áp lựa chọn nhiều trong vật liệu bê tông cách nhiệt cho công trình kết cấu trong và ngoài nhà. Ngoài ra, gạch AAC còn có ưu điểm là chế tạo nhanh, dễ lắp đặt cho vật liệu và dễ dàng cắt, đục, khoan.

Tìm hiểu gạch bê tông khí chưng áp
Gạch bê tông khí chưng áp là gì

Ra đời từ 1924, AAC đã được sử dụng ở Châu Âu cách đây hơn 80 năm, tập trung nhiều ở các quốc gia phát triển. Tại Việt Nam, AAC bắt đầu sử dụng từ 2008 và ngày càng chiếm lĩnh trên thị trường.  Do được sản xuất bằng công nghệ khí chưng áp đảm bảo không tạo ra nguồn không khí ô nhiễm, gây hại cho cho sức khỏe con người. Mặt khác loại gạch này còn có thể tái chế để tái sử dụng, vô cùng có ích.

Loại gạch AAC phù hợp với một số công trình như: nhà ở, chung cư, biệt thự, khu công nghiệp. Bên cạnh đó là các công trình xây dựng trên nền đất yếu, khi cải tạo, nâng tầng, thêm gác lửng, tầng tum….

Qui trình sản xuất gạch không nung AAC

Gạch AAC được sản xuất từ các vật liệu chính như xi măng, vôi, cát nghiền mịn, nước và chất tạo khí. Đầu tiên hỗn hợp được trộn đều, tạo hình bằng các khuôn thép. Trong thời gian bắt đầu đông phản ứng sinh khí tạo ra các lỗ rỗng kín làm hỗn hợp bê tông trương nở. Đây cũng chính là lý do khiến cho loại gạch bê tông khí chưng áp này khối lượng thể tích thấp.

tìm hiểu gạch bê tông khí chưng áp
Quá trình sản xuất gạch không nung AAC

Sau khi đóng rắn sơ bộ, khuôn gạch AAC được tháo ra, dây cắt theo kích thước đã được yêu cầu để đưa vào thiết bị chưng áp. Tại đây vật liệu gạch phát triển theo cường độ trong môi trường cùng với hơi nước bão hoà ở nhiệt độ và áp suất cao.

Mời các bạn tham khảo thêm bài viết: Cách tính chiều cao tầng lửng hợp lý

Ưu nhược điểm của gạch bê tông khí chưng áp

Được biết đến là loại gạch không nung được yêu thích nhất trên thị trường hiện nay. Sở hữu những ưu điểm vượt trội nên không khó hiểu vì sao gạch AAC lại được ưa chuộng đến vậy. Sau đây là những ưu nhược điểm nổi bật của loại gạch không nung AAC này:

Ưu điểm của gạch AAC:

Trọng lượng nhẹ: Gạch bê tông khí chưng áp có tỷ trọng khô chỉ bằng ¼ trọng lượng bê tông thường, và bằng 1/2 – 1/3 trọng lượng gạch đất sét nung. Vì thế, khi sử dụng loại gạch này sẽ giúp tiết kiệm chi phí trong quá trình vận chuyển và xây dựng, đặc biệt là phần nền móng. Ngoài ra còn giúp việc lắp ráp được dễ dàng và nhanh chóng hơn. Việc cưa cắt, đóng đinh hay gia công cũng đơn giản hơn các loại gạch khác trên thị trường.

Ưu điểm vượt trội của gạch AAC
Ưu điểm vượt trội của gạch AAC

Chống cháy, đảm bảo sự thông thoáng tối đa: gạch AAC được làm từ loại vật liệu vô cơ và có khả năng chống cháy khá cao. Bên cạnh đó vì tỷ trọng nhẹ, cho phép khuếch tán hơi nước, giảm độ ẩm trong tòa nhà bằng cách hấp thu và giải phóng hơi ẩm tự động. Đảm bảo sự thông thoáng tối đa trong quá trình xây dựng.

Độ chính xác cao: Được sản xuất trên dây chuyền khép kín công nghệ cao, gạch bê tông nhẹ được sản xuất đúng kích thước, giúp giảm bớt công việc cắt xén cũng như giảm lượng vật liệu hoàn thiện bề mặt.

Không độc hại với môi trường: Là loại vật liệu trơ hoàn toàn nên đảm bảo không độc hại, sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên và không nung, an toàn trong quá trình sử dụng. Tùy theo điều kiện của từng vùng, có thể tận dụng các loại phế thải công nghiệp khác nhau để tạo ra gạch AAC

Tính bảo ôn cách nhiệt cao: Hệ số dẫn nhiệt khoảng 0.11 -> 0.22W/mok, bằng 1/4 đến 1/5 hệ số dẫn nhiệt gạch nung, tương đương 1/6 hệ số dẫn nhiệt của gạch bê tông thông thường. Vì thế khi sử dụng sản phẩm gạch bê tông khí chưng áp sẽ giảm tới 40% chi phí điện năng tiêu thụ cho điều hoà.

Thiết kế gạch AAC với ưu điểm nổi bật
Thiết kế gạch AAC với ưu điểm nổi bật

Khả năng cách âm tốt: Với khả năng cách âm tốt gấp 2 lần so với loại gạch xây thông thường nhờ kết cấu nhiều lỗ khí phân bổ đều đặn với mật độ cao trong mỗi viên gạch. Độ cách âm từ 40db –> 47db trong khi gạch xây thông thường từ 20db –> 28db.

Có khả năng chịu chấn động tốt: Vì trọng lượng của gạch bê tông khí thấp nên trọng lực đặt lên mặt đất sẽ thấp. Với kết cấu thể xốp, nên gạch bê tông khí chưng áp có khả năng hấp thụ xung lực rất tốt, khả năng chiụ động đất tốt hơn hẳn các loại gạch xây thông thường.

Nhược điểm của gạch bê tông khí chưng áp

Bên cạnh những ưu điểm của mình thì gạch bê tông khí chưng áp vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Sau đây là 2 nhược điểm của loại gạch AAC:

– Vì là loại gạch siêu nhẹ có kích thước lớn dẫn đến tình trạng xây ko chẵn viên. Khi đó, người thợ xây phải dùng cưa tay hoặc máy cắt cầm tay với loại lưỡi cưa để cắt gạch theo đúng ý mình.

Nhược điểm của gạch không nung AAC
Nhược điểm của gạch không nung AAC

– Trên tường xây bằng gạch siêu nhẹ khó treo được các vật nặng. Bên cạnh đó với tính hút nước và khả năng cách nước tốt, khiến gạch AAC có những yêu cầu khác về mặt kỹ thuật khi trát .

– Với khả năng chống thấm còn hạn chế, mà gạch AAC thường không được sử dụng trong những công trình tiếp xúc nhiều với nước.

– Đây là loại gạch rất “kén” phụ kiện đi kèm. Gạch AAC không thể xây với xi măng thông dụng trên thị trường mà phải cần một loại vữa thích hợp. Do đó, khi dùng gạch AAC, người chủ thầu không chỉ phải chọn gạch mà còn phải chọn vữa. Mặt khác nếu tìm được loại vữa thích hợp để xây thì chưa chắc đã thích hợp để trát.

Một số lưu ý khi thi công gạch AAC không thể bỏ qua

– Các mạch vữa cần đảm bảo lấp đầy không có khoảng trống để tránh nước thấm qua.

– Râu sắt fi 8 gai liên kết giữa cột và tường. Các mối liên kết giữa tường và cột bê tông sử dụng các râu sắt phi 6 – 10 với khoảng cách 600mm cho 1 râu, kỹ thuật cấy râu sắt như với tường gạch đất nung.

– Thi công gạch không nung, các mối liên kết giữa tường và tường sử dụng phương pháp bắt mỏ so le như với tường gạch đất nung. Khi trát áo cho tường cần đạt độ ẩm từ 15 – 20%, nếu tường khô quá cần làm ẩm và ngược lại.

Một số lưu ý khi thi công gạch chưng áp khí
Một số lưu ý khi thi công gạch chưng áp khí

– Thi công gạch AAC, chiều dài của bức tường xây không vượt quá 4.8m, chiều cao không vượt quá 3.6m. Nếu  vượt quá nên đổ cột phụ hoặc giằng phụ. Đảm bảo cho bức tường đạt cường độ khối xây tốt nhất.

– Khi trát ở những điểm tiếp giáp giữa tường gạch bê tông khí và cột bê tong hoặc vật liệu khác. Nên bắn lưới thủy tinh hoặc lưới thép trước khi trát đảm bảo cho bức tường không bị nứt tại điểm tiếp giáp.

Hi vọng qua bài viết trên đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về loại gạch bê tông khí chưng áp cũng như các ưu nhược điểm của nó. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm các thông tin hữu ích để có thêm kinh nghiệm xây nhà cho gia đình mình. Mọi thông tin liên quan vui lòng liên hệ với Architec Việt để được tư vấn, hỗ trợ mọi thắc mắc.

4.7/5 - (3 bình chọn)