Mục lục
Tầng lửng là một trong những cách giúp tổ ấm của gia đình bạn tăng diện tích sử dụng cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ theo thời gian. Cách tính chiều cao tầng lửng hợp lý sẽ giúp những căn nhà hạn chế về mặt diện tích trở nên đẹp mắt và sang trọng hơn. Kể cả những ngôi nhà lớn, việc thiết kế thêm 1 tầng lửng sẽ giúp gia chủ thiết tạo ra được không gian đẹp và thoáng đãng.
Gia chủ có thể sử dụng tầng lửng vào nhiều chức năng khác nhau như làm nơi sinh hoạt chung, phòng làm việc hoặc phòng khách, phòng bếp – ăn. Điều này giúp tổng thể không gian ngôi nhà trở nên sang trọng, độc đáo mà không kém phần thú vị. Vậy làm sao để tính chiều cao hợp lý cho mỗi ngôi nhà, hãy cùng Architec Việt tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tầng lửng là gì ? Tác dụng của tầng lửng trong kiến trúc nhà ở hiện nay?
Tầng lửng còn được gọi là gác lửng (gác xép) là một phần quan trọng trong kiến trúc xây dựng nhà ở hiện nay. Không gian này thường được thiết kế ở phía trên tầng trệt với rất nhiều công dụng tối ưu. Một số tác dụng cụ thể khi thiết kế tầng lửng như gia tăng diện tích sử dụng theo chiều cao ngôi nhà, tạo ra một không gian thoáng và mát mẻ.
Bên cạnh đó, nó được xem là giải pháp tuyệt vời cho những ngôi nhà có diện tích hẹp. Tuy nhiên để tạo được một không gian tầng lửng đẹp mắt, hài hòa với tổng thể chung. Thì gia chủ cần lưu ý, tìm hiểu kỹ lưỡng một số quy định xây dựng tầng lửng hiện nay. Đó là cách bố trí chiều cao tầng lửng hợp lý, diện tích… để tạo được không gian gác lửng theo sở thích và không gian chung của ngôi nhà.
Có thể nói, tầng lửng là sự lựa chọn hàng đầu cho những không gian có diện tích nhỏ. Không chỉ có tác dụng mở rộng diện tích sinh hoạt, đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của các thành viên. Bên cạnh đó còn có tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Nếu quá trình thiết kế đúng chuẩn theo quy định thì có thể đây sẽ là không gian thể hiện bộ mặt vượt trội không kém gì các tầng khác của ngôi nhà.
Tìm hiểu về quy định bố trí chiều cao tầng lửng hợp lý cho từng mẫu nhà khác nhau
Điều đầu tiên khi muốn sở hữu một tầng lửng đẹp mắt thì gia chủ cần xác định chiều cao của tầng trệt. Theo kinh nghiệm xây nhà ở và quy định chung trong kiến trúc xây dựng thì tầng lửng chỉ được thiết kế khi chiều cao từ tầng trệt lên tầng 1 phải trên 7m dành cho những mẫu thiết kế nhà phố cao tầng.
Đối với các mẫu nhà ở 1 tầng thiết kế thêm tầng lửng thì chiều cao thường từ 4,5 – 5. Như vậy thiết kế tầng lửng sẽ nằm trong khoảng 2,2m – 2,5m. Nếu bạn không biết cách lựa chọn chiều cao tầng lửng hợp lý, quá cao hoặc quá rộng sẽ dẫn đến bố cục của ngôi nhà bị biến dạng. Mất đi tính thẩm mỹ, cũng như dẫn đến những khó khăn trong quá trình thiết kế xây dựng.
Để tầng lửng của gia đình thêm hoàn hảo, các bạn cần lưu ý một số quy định về chiều cao tầng lửng như sau: Gọi H là độ cao quy định từ mặt nền vỉa hè đến sàn lầu 1, L là lộ giới phía trước nhà. Chúng ta sẽ có 3 trường hợp như sau:
1) L<3.5m: H=3.8m
2) 3.5m<L<20m: H=5.8m
3). 20m<L: H=7.0m
Trường hợp 1: Gia chủ không thể thiết kết tầng lửng bởi chiều cao tầng trệt bị hạn chế. Hoặc chỉ xây tầng lửng với độ cao rất thấp (<1.5m)
Trường hợp 2: Có thể thiết kế tầng lửng với chiều cao từ 1.8 – 2.0m. Tầng trệt có thể cao từ 3.2 – 3.5m
Trường hợp 3: Thiết kế tầng lửng với chiều cao bình thường như các tầng lầu khác (2.8 – 3.0m) và tầng trệt vẫn có chiều cao bình thường (4.0 – 4.2m)
Một số lưu ý khi thiết kế tầng lửng – Gia chủ không nên bỏ qua
Tùy theo kết cấu kỹ thuật cũng như các quan điểm thẩm mỹ riêng của từng công trình hay tổng thể công trình chung. Thì gia chủ sẽ có cách thiết kế, trang trí khác nhau sao cho đẹp mắt nhất.
Với những căn nhà hạn chế về diện tích thì có thể sử dụng tầng 1 cho khu vực kinh doanh. Đưa các không gian sinh hoạt chung như nhà bếp – ăn, phòng khách lên tầng lửng. Từ tầng lửng, cả gia đình có thể dễ dàng quan sát được mọi hoạt động ở tầng dưới. Bên cạnh đó cũng giúp không gian sống của cả gia đình trở nên thông thoáng hơn.
Với những ngôi nhà có diện tích rộng rãi, thì những không gian lạ mắt và sang trọng như tầng lửng dùng để trang trí, tăng tính thẩm mỹ cho tổng thể.
Khi gia chủ có ý định xây tầng lửng cho tổ ấm của gia đình mình thì cần lên kế hoạch để đảm bảo chiều cao tầng lửng hợp lý. Giúp ngôi nhà bạn không chỉ thêm rộng, thoáng mát mà còn tăng thêm tính thẩm mỹ, thu hút mọi ánh nhìn của người đối diện.
Bên cạnh đó, tùy theo quy định của từng đơn vị xây dựng, quận (huyện) thì gia chủ mới được phép xây dựng gác lửng hay không. Bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:
– Diện tích xây dựng tầng lửng đảm bảo không quá 80% diện tích xây dựng tầng trệt.
– Tầng lửng được bố trí tại tầng trệt và trong trường hợp tầng trệt có chiều cao từ cao độ nền tầng trệt đến sàn lầu 1 không thấp hơn 5,0m và không cao quá 5,8m.
Xu hướng thiết kế các mẫu tầng lửng thời gian gần đây
Tầng lửng phía sau: Đây là mẫu thiết kế tầng lửng phổ biến nhất hiện nay với ưu điểm là tạo không gian đẹp cho phòng khách. Vị trí này cũng rất phù hợp để làm không gian sinh hoạt chung, quan sát các khu vực xung quanh. Tuy nhiên nó cũng còn tồn tại một số nhược điểm như làm không gian trệt phía sau thấp đi, gây cảm giác thấp và chật chội.
Tầng lửng phía trước: Được nhiều gia chủ yêu thích, gây được ấn tượng mạnh cho bất cứ ai khi bước vào phòng khách. Tạo ra một không gian mới lạ và thu hút cùng sự phối hợp giữa màu sắc và mảng khối. Sẽ người nhìn cảm thấy vô cùng thích thú.
Tầng lửng bên hông: Cũng là không gian tạo sự mới lạ và độc đáo, tuy nhiên phải cần một không gian đủ rộng. Việc bố trí chiều cao tầng lửng hợp lý đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Mời các bạn tham khảo thêm bài viết: Kiến trúc nhà lệch tầng và ưu điểm của nhà lệch tầng.
Làm sao để thiết kế chiều cao tầng lửng hợp lý, đẹp mắt cho cả tổng thể không gian chung? Đây luôn là băn khoăn, câu hỏi thường trực của nhiều gia đình đang có ý định xây gác lửng hiện nay. Architec Việt – Sở hữu đội ngũ kiến trúc sư tài năng, kinh nghiệm hi vọng các bạn sẽ có được một không gian tầng lửng đẹp mắt và thẩm mỹ nhất. Mọi thông tin vui lòng liên hệ với Architec Việt để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.