Biện pháp thi công đóng cọc tre và cách hạ cọc tốt nhất – ArcViet

Mục lục

Biện pháp thi công đóng cọc tre là một phương pháp rất hay dùng trong dân gian để gia cố nền đất yếu thường chỉ dùng dưới móng chịu tải trọng không lớn (móng nhà dân, móng dưới cổng…). Ở miền Nam thông thường sẽ sử dụng cọc tràm vì sẵn có, việc sử dụng cọc tre khi thi công phổ biến hơn ở miền Bắc. Với nhiều năm kinh nghiệm trong thi công và thiết kế nhà ở, Architect Việt xin đưa ra quy trình, phương pháp thi công đóng cọc tre cũng như những lưu ý cần thực hiện khi thi công mỗi công trình.

Ưu điểm của biện pháp thi công đóng cọc tre là tiết kiệm chi phí, tuy vậy quy trình thi công phức tạp hơn và đòi hỏi đội ngũ kỹ sư phải có nhiều năm kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng công trình.

Móng cọc tre - trụ sở làm việc công an huyện Iapa8
Móng cọc tre – trụ sở làm việc công an huyện Iapa8

Có 3 câu hỏi thường thấy với biện pháp thi công đóng cọc tre là: Khi nào nên sử dụng biện pháp thi công đóng cọc tre? Yêu cầu biện pháp thi công đóng cọc tre? Quy trình thi công đóng cọc tre?

Khi nào nên sử dụng biện pháp thi công đóng cọc tre?

Móng cọc tre thông thường được sử dụng để gia cố nền đất cho những công trình có tải trọng truyền xuống không lớn, hoặc để gia cố cừ kè vách hố đào. Đóng cọc tre là để tăng cường độ chặt của đất, giảm hệ số rỗng dẫn đến nâng cao sức chịu tải của nền đất.

biện pháp thi công đóng cọc tre

Ở miền Bắc, biện pháp thi công đóng cọc tre được sử dụng cho những đại hình đất luôn ẩm ướt, ngập nước hay trên những mô đất lấp từ ao. Vì đặc điểm của tre là đóng trong đất luôn ẩm ướt thì tuổi thọ sẽ càng cao, có thể lên tới 50-60 năm và lâu hơn. Ngược lại cọc tre làm việc trong vùng đất khô hoặc ướt thất thường thì cọc rất nhanh bị mục nát. Như vậy, cần lưu ý chỉ dùng biện pháp thi công đóng cọc tre những vùng đất luôn luôn ẩm ướt, ngập nước, để tránh tre bị mục nát, làm nền đất yếu đi.

Khoảng cách đóng cọc tre bao nhiêu là đủ? Các kiến trúc sư Architect Việt khuyên rằng khoảng cách giữa các cọc vào khoảng 20-25 cm. Thông thường, người ta chỉ đóng từ 16 đến 25 cọc/m2, dày hơn nữa thì rất khó để thi công.

Biện pháp thi công đóng cọc tre có những yêu cầu gì?

Tre đóng cọc có yêu cầu tuổi thọ ít nhất 2 năm, đồng thời phải thẳng và tươi, tức là tre còn sống, đường kính tối thiểu là trên 6 cm ( thường từ 80-100 mm ), không bị cong vênh quá 1 cm/ 1 dm cọc. Dùng tre đặc trong dân gian gọi là tre đực là tốt nhất. Độ dày của  ống tre tối thiểu không được nhỏ hơn 10 mm. Nếu tre rỗng thì độ dày tối thiểu là từ 10-15 mm, vì vậy khoảng trống trong ruột tre càng nhỏ càng tốt.

Thứ hai, đầu trên của cọc ưu tiên lấy về phân gốc, được cưa vuông góc với trục cọc và cách mặt tre 50 mm, đầu dưới được vát nhọn trong phạm vi 200 mm và cách mắt 200 mm để làm mũi cọc.

Thứ ba, chiều dài mỗi cọc tre từ 2-3 m. Chiều dài cọc cắt dài hơn chiều dài thiết kế 20-30 cm.

Quy trình biện pháp thi công đóng cọc tre ? Phương pháp hạ cọc ?

Thông thường có 2 phương pháp hạ cọc bao gồm :

Phương pháp hạ cọc thủ công: Dùng vồ gỗ rắn loại có trọng lượng từ 8 -10 kg cho 1 người hoặc 2 người để đóng. Để tránh làm dập nát đầu cọc ta bịt đầu cọc bằng sắt, sau khi đóng xong thì cưa bỏ. Trong trường hợp đầu cọc chưa xuống sâu mà đầu cọc đã mục nát thì phải tiến hành nhỏ bỏ; hoặc nền đất yếu bùng nhùng mà khi đóng cọc bằng gồ vỗ, cọc bị nảy lên thì hạ cọc bằng phương pháp gia tải , kết hợp rung lắc. Biện pháp hạ cọc thủ công này mất rất nhiều phương thời gian và công sức nên ngày nay mọi người thường áp dụng phương pháp hạ cọc bằng máy.

Phương pháp hạ cọc bằng máy : có thể dùng gầu máy đào và ép cọc nếu có thể. Ngoài ra, ở một số nơi đã cải tiến búa máy phá bê tông bằng cách chụp thêm một mũ chụp để cọc tre.

bien-phap-thi-cong-dong-coc-tre-2

Các bước tiến hành hạ cọc thông thường được làm theo trình tự như sau : đào đất -> đóng cọc tre -> rải một lớp vỏ bao hoặc nilon -> đặt cốt thép và đổ be tông (dạng móng bè).

Biện pháp thi công đóng cọc tre

Một số yêu cầu kỹ thuật khác trong thi công đóng cọc tre :

  • Cọc phải được dựng thẳng trước khi đóng, trong quá trình đóng cọc tre phải luôn giữ thẳng cọc và đóng theo hướng thẳng đứng, không được để cho cọ đi xuống theo hướng nghiêng.
  • Đầu cọc cần được lót bằng tấm đệm để tránh bị vỡ đầu cọc trong quá trình đóng.
  • Trong quá trình đóng chỉ đóng từng cọc một, không đóng quá nhiều cọc một lúc.
  • Đóng cọc phải đạt được độ sâu kỹ thuật, đồng thời đóng cọc phải theo thứ tự từ ngoài vào trong, đi theo đường xoáy chôn ốc.

5/5 - (1 bình chọn)