Mục lục
Thiết kế giếng trời trong nhà như thế nào để phù hợp với phong thủy? Một ngôi nhà đẹp không chỉ cần đảm bảo yếu tố thẩm mĩ mà còn cần đáp ứng các tiêu chuẩn về phong thủy. Trong phong thủy thì yếu tố ánh sáng chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Đối với những ngôi nhà lớn như biệt thự đẹp, biệt thự mini, nhà dân có diện tích rộng thì việc lấy ánh sáng là không qua khó khăn. Tuy vậy, đối với những ngôi nhà phố có diện tích mặt tiền nhỏ thì điều này lại chẳng dễ dàng gì.
Khó có thể phủ nhận được vai trò quan trọng của giếng trời trong kiến trúc hiện đại. Đó đang là biện pháp được ưu tiên số 1 đối với những ngôi nhà phố, nhà ống khi việc lấy ánh sáng và gió tự nhiên bị hạn chế.
1. Giếng trời trong nhà có vai trò gì?
Thứ nhất giếng trời là một giải pháp kiến trúc nhằm lấy thêm ánh sáng tự nhiên, không khí, gió trời nhằm tăng độ thông thoáng cho những ngôi nhà phố không có nhiều mặt thoáng, một giải pháp của môi trường vì khí hậu.
Thứ hai giếng trời là một giải pháp kiến trúc mang tính thẩm mĩ, trở thành không gian đặc biệt, một điểm nhấn của ngôi nhà. Thông thường để khai thác tối đa hiệu quả, giếng trời thường được đặt ở giữa nhà. Vị trí trung tâm có thể khai thác tối đa tác dụng của giếng trời cho cả các không gian phòng ngủ, phòng vệ sinh, cầu thang, hành lang…hay các phòng chức năng. Vị trí trung tâm đó làm cho giếng trời hút tầm nhìn, gây ấn tượng thị giác; đồng thời dễ được đầu tư và chăm chút để cho giếng trời trở nên đẹp hơn.
2. Thiết kế giếng trời theo phong thủy trong nhà theo vị trí
Giếng trời cũng có tác dụng lưu thông không khí trong nhà giống như cầu thang vậy. Vị trí đặt giếng trời nên ở các cung tốt ví dụ cung Tài lộc, Thiên mang. Giếng trời không có hướng cụ thể nhưng các chuyên gia phong thủy khuyên ta không nên đặt hướng Bắc của ngôi nhà.
Thông thường trong phong thủy nhà ở để khai thác tối đa hiệu quả, giếng trời thường được lựa chọn đặt ở vị trí trung tâm ngôi nhà. Đây là khu vực mang đặc tính của hành Thổ, cân bằng với các hành khác theo nguyên tắc Hỏa Thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa hoặc Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung.
Vị trí đặt giếng trời tốt nhất là ở khoảng giữa nhà, nếu gặp dạng nhà mặt bằng méo mó , giếng trời nên đặt ở các góc méo mó thuộc hành Hỏa ( góc nhọn ). Theo quy tắc phong thủy, Hỏa sinh Thổ vì vậy sẽ trả lại hình hài vuông góc cho nội thất. Trong trường hợp muốn tiết kiệm diện tích thì giếng trời có thể kết hợp với những ô trống giữa hoặc bên cạnh cầu thang. Cách làm này sẽ không đem lại hiệu quả thông thoáng bằng giếng trời độc lập. Tuy nhiên, nếu bố trí trên nóc thang cố cửa trời dạng chéo ( Hỏa sinh Thổ ) thì khả năng luân chuyển nội khí vẫn tốt và có thể trang trí vách cầu thang thành một trục nhấn toàn nhà.
3. Phong thủy giếng trời giúp cân bằng sinh khí
Như đã đề cập bên trên giếng trời có tác dụng dẫn khí cho căn nhà cũng giống như cầu thang. Thông thường giếng trời đặt ở vị trí trung cung. Đây là khu vực mang đặc tính của hành thổ, bốn hành còn lại đều lấy Thổ làm cầu nối để tăng giảm, qua lại tương tác với nhau qua vật liệu, màu sắc, đường nét của những không gian trống mà giếng trời là đặc trưng.
Việc kết hợp giếng trời và tiểu cảnh bên dưới có tác dụng kích hoạt luồng sinh khí thu được từ giếng trời sẽ rất tốt. Các trường hợp không thể đặt giếng trời ở vị trí trung cung thì người ta sẽ đặt ở những vị trí khác sao cho phù hợp lại có thể sửa chữa những điểm khuyết về hình dạng lô đất đó. Ví dụ như một ngôi nhà bị xiên thì người ta thường đặt giếng trời ở góc đó để sửa chữa được góc khuyết này.
Nếu giếng trời được đặt ở phòng ăn thuộc mộc thì có thể dùng cây cảnh, suối nước để có mộc và thủy tương sinh. Ngoài ra giếng trời còn có thể được đặt ở phòng ngủ, phòng khách tùy thuộc theo phong thủy tổng thể của ngôi nhà. Để được tư vấn cụ thể vui lòng liên hệ: 0973 819 829